Sinh viên
HEC - CLB KT&KDQT
[HEC - NEWS] M&A 2022: KÍCH HOẠT CƠ HỘI MỚI CHO VIỆT NAM
? Mở bát năm "con Mèo" của HEC với bản tin nóng hổi.
✅ Nếu như năm 2021 là một năm đầy sôi động với hoạt động M&A, năm 2022 được xem như một liều thuốc kích hoạt thị trường trên toàn cầu. Trong thời gian tới, cùng với sự phục hồi của kinh tế và những hoạt động mua bán - sáp nhập, Việt Nam được dự báo sẽ trở thành một thị trường tiềm năng - ẩn chứa nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư trong hầu hết các lĩnh vực.
? Vậy đâu là cơ hội cho thị trường Việt Nam?
✅ Nếu như năm 2021 là một năm đầy sôi động với hoạt động M&A, năm 2022 được xem như một liều thuốc kích hoạt thị trường trên toàn cầu. Trong thời gian tới, cùng với sự phục hồi của kinh tế và những hoạt động mua bán - sáp nhập, Việt Nam được dự báo sẽ trở thành một thị trường tiềm năng - ẩn chứa nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư trong hầu hết các lĩnh vực.
? Vậy đâu là cơ hội cho thị trường Việt Nam?
GIÁ TRỊ CÁC THƯƠNG VỤ M&A 2022
Trước những biến động toàn cầu, thị trường M&A của Việt Nam năm nay có sự trầm lắng hơn so với sự sôi động của 2 năm trước. Theo dữ liệu từ KPMG - một trong những công ty kiểm toán lớn nhất thế giới, 10 tháng đầu năm nay, tổng giá trị M&A đạt 5,7 tỷ USD, giảm gần 34% so với cùng kỳ năm trước.
Theo đó, Singapore là nước dẫn đầu các giao dịch xuyên quốc gia với khoảng 1,2 tỉ USD, tiếp đến là Mỹ (570 triệu USD) và Hàn Quốc (370 triệu USD).
Các ngành, lĩnh vực chính thu hút nhiều khoản đầu tư gồm: Tiêu dùng (1,2 tỉ USD), bất động sản (gần 1 tỷ USD), công nghiệp (800 triệu USD). Đặc biệt, ngành năng lượng đang trở nên “hot” nhất năm 2022 nếu xét về tăng trưởng giá trị, đạt gần 600 triệu USD.
Nổi bật nhất là các thương vụ: Tập đoàn Shinhan (Hàn Quốc) mua 10% Tiki Global, trị giá 88 triệu USD, trở thành cổ đông chiến lược của Tiki Global và gián tiếp nắm giữ vốn trong trong Công ty TNHH TiKi; Tập đoàn Sumitomo Mitsui Financial Group (Nhật Bản) mua 49% cổ phần VPBank tại FE Credit, quy mô 1,4 tỷ USD. Đặc biệt, Thương vụ Novaland nhận 250 triệu USD từ nhóm quỹ đầu tư do Warburg Pincus dẫn đầu, đã góp phần giải quyết bài toán vốn cho Tập đoàn Novaland để triển khai các dự án bất động sản.
-----------------------------------------
CƠ HỘI M&A NÀO CHO DOANH NGHIỆP TRONG THỜI KỲ NHIỀU BIẾN ĐỘNG?
Thị trường M&A trầm lắng không có nghĩa là sẽ rơi vào trạng thái “ngủ đông” trong thời gian tới. Theo thông tin từ đại diện của KPMG, năm 2023, những thương vụ lớn trong lĩnh vực dịch vụ tài chính sẽ trở lại.
Thị trường hiện tại đang đưa ra mức định giá hấp dẫn hơn nhiều so với năm 2021 và đầu năm 2022, và sẽ còn hấp dẫn hơn nữa vào năm 2023. Đối với các quỹ đầu tư tư nhân, đây sẽ là thời điểm thuận lợi để chọn đúng doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả hoặc có mục tiêu phù hợp để mua lại.
Nhiều công ty Nhật tin tưởng vào tương lai tươi sáng của Việt Nam. Bởi lẽ Việt Nam có dân số trẻ, tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh, nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á. Các nhà đầu tư này dự định sẽ hướng mũi nhọn tới các giao dịch trong ngành thực phẩm, công nghệ thông tin, bán lẻ, tài chính tiêu dùng, start - up.
Trong tương lai, thị trường M&A sẽ nổi lên với xu hướng dịch chuyển sang các lĩnh vực khác như viễn thông, chăm sóc sức khỏe, giáo dục năng lực, dịch vụ dân sinh…
-----------------------------------------
KÍCH HOẠT CƠ HỘI MỚI ĐI KÈM NHỮNG THÁCH THỨC CHO VIỆT NAM
Theo các chuyên gia, làn sóng M&A trong những năm tiếp theo sẽ đặc biệt chú trọng các yếu tố ESG (Environment – môi trường, Social – xã hội và Governance – quản trị doanh nghiệp), và chuyển đổi số sẽ là yếu tố cốt lõi để kích hoạt nó. Theo đó, đại diện Công ty Tư vấn Thương vụ ASART cũng đưa ra khẳng định rằng các quyết định của các quỹ đầu tư sẽ dựa chủ yếu vào các yếu tố phát triển bền vững.
Đáng chú ý, các dự báo về những đợt khủng hoảng kinh tế sắp diễn ra ở nhiều lĩnh vực đã và đang ảnh hưởng đến tâm lý của những nhà đầu tư, họ trở nên cẩn trọng và e dè hơn trước khi đưa ra những quyết định đầu tư. Do đó, điều quan trọng là các doanh nghiệp Việt phải xây dựng thương hiệu có chỗ đứng trên thị trường, tạo sự uy tín, tin tưởng với các nhà đầu tư nước ngoài. Sự chuẩn bị đó liên quan đến minh bạch thông tin, sự kiểm soát của dòng tiền, cũng như những quản trị của doanh nghiệp
Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Chính phủ Việt Nam đã thành lập Tổ công tác đặc biệt để rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư, đồng thời chủ động tiếp cận các doanh nghiệp lớn, có công nghệ nguồn, đứng đầu chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm vận động, kêu gọi các nguồn tiền trong nước đầu tư vào Việt Nam…
Cùng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và những chính sách nổi bật, các hoạt động M&A ở Việt Nam được kỳ vọng sẽ kích hoạt một cách trơn tru trong thời gian tới.
Nguồn: Ban Truyền Thông tổng hợp
_________________________
MỌI THẮC MẮC XIN LIÊN HỆ:
Fanpage: https://www.facebook.com/CLBXNKHEC
Youtube: https://bit.ly/CLBHEC_2016
Email: hec.dhtm@gmail.com
Hotline: 0329022002 (Mr. Khánh)